nhạc tây bắc

Từ Đại La về Thăng LongPGS-TS Tống Trung Tín, Chủ t&# cách nấu cà ri gà

【cách nấu cà ri gà】Người trao chìa khóa và 'sổ đỏ' thành Thăng Long cho nhà Lý

Từ Đại La về Thăng Long

PGS-TS Tống Trung Tín,ườitraochìakhóavàsổđỏthànhThăngLongchonhàLýcách nấu cà ri gà Chủ tịch Hội Khảo cổ học VN, đã nói về khai quật Hoàng thành Thăng Long (HTTL) trong hội thảo Vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ. Hội thảo do Hội Khoa học lịch sử VN, Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long Hà Nội tổ chức ngày 15.5. Theo đó, khi khai quật HTTL, ông và cộng sự tìm thấy nhiều dấu tích và di vật thời Đại La như đồ gốm sản xuất tại các lò miền Bắc VN, các mảnh gốm chứng cứ giao thương trên biển vào thế kỷ 9 - 10. Ông cũng tìm thấy dấu tích của thời Đinh - Tiền Lê, trong đó có viên gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên, loại gạch của nhà Đinh. “Chúng góp phần xác định rõ HTTL được xây dựng đúng vị trí của tòa thành Đại La cũ như Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ đã khẳng định”, ông Tín nói.

Di tích đình Đại Từ

BTC cung cấp

Th.S Nguyễn Hồng Chi, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, lại nói đến việc viên gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên cũng như các vật liệu kiến trúc khác là minh chứng rõ ràng cho việc quản lý, sử dụng, xây dựng của nhà Đinh - Tiền Lê tại La Thành. “Đó là nền tảng để nhà Lý tiếp quản La Thành và xây dựng thành Thăng Long vào đầu thế kỷ 11”, Th.S Chi cho biết.

Cũng theo Th.S Nguyễn Hồng Chi, nhiều nghiên cứu cho thấy Thái sư Lưu Cơ là người đầu tiên tu sửa, biến tòa thành Đại La thuộc địa hướng bắc trở thành một tòa thành hướng nam độc lập tự chủ. “Khi đó, Đinh Tiên Hoàng - vua nước Đại Cồ Việt ở kinh đô Hoa Lư, ở phía nam thành Đại La nên mọi hướng nhìn của cổng thành và dinh thự đời các Tiết độ sứ cũ phải được sửa đổi. Nhiều giả thuyết cho rằng Lưu Cơ cai quản thành Đại La cho đến khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về đây vào mùa thu năm 1010. Ông cũng là người coi sóc đất nước về mặt hình pháp giúp cho Đinh Tiên Hoàng đế”, Th.S Chi nêu ý kiến.

Theo TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, từ nhiều năm nay đã cho rằng Thái sư Lưu Cơ chính là người cai quản và tu sửa thành Đại La của An Nam Đô hộ phủ nhà Đường thành một tòa thành Đại Việt. Thêm vào đó, Thái sư Lưu Cơ còn là người chuẩn bị mọi điều kiện cơ sở hạ tầng cho cuộc dời đô của Lý Công Uẩn. “Điều này giải thích tại sao chỉ trong một thời gian rất ngắn, triều đình nhà Lý đã có thể di chuyển từ Hoa Lư ra Thăng Long. Và chính Lưu Cơ là người đã trao chìa khóa và “sổ đỏ” tòa La thành Đại Việt cho Lý Công Uẩn sau hơn 40 năm trông coi, tu tạo tòa thành này”, ông Việt đánh giá.

Tượng Thái sư Lưu Cơ thờ ở đình Đại Từ (H.Văn Lâm, Hưng Yên)

Đề nghị đặt tên đường phố

Ông Dương Trung Quốc, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, đánh giá nhiều người biết đến Đinh Tiên Hoàng, đến việc dời đô, nhưng cụ Lưu Cơ thì ít người biết. “Cho đến bây giờ trong hai bộ sử cổ xưa nhất là Việt sử lược Đại Việt sử ký toàn thư, khi nói về triều nhà Đinh đều sắp xếp thứ tự ông ở vị trí cao. Việt sử lược đặt vị trí Thái sư số 1. Còn Đại Việt sử ký toàn thư đặt ở vị trí Thái sư số 2”, ông Quốc nói.

Cũng theo ông Quốc, càng ngày với việc đặt ra nhiều câu hỏi, người ta càng thấy vai trò của cụ Lưu Cơ càng quan trọng. “Ví dụ sau khi giành độc lập dân tộc, xác lập nên tự chủ thì Ngô Quyền định đô ở Cổ Loa, nhưng Đinh Tiên Hoàng dời đô về Hoa Lư. Tại sao lại là Ninh Bình? Giờ ta có câu trả lời là Đinh Tiên Hoàng đã giao cho quan đầu triều của mình để cai quản vùng đất là trị sở của phương bắc đó là thành Đại La. Để làm gì, để 40 năm sau khi cơ đồ đất nước vững bền rồi thì dời đô về đấy”, ông Quốc nói và đánh giá: “Đây là một câu chuyện lịch sử thể hiện rõ tầm nhìn của người đứng đầu quốc gia lúc đó. Vị thế của cụ Lưu Cơ là đảm nhận việc chuẩn bị cho thời điểm đất nước chuyển mình để xây dựng nền văn hiến gắn liền với nhà Lý. Lúc đó chúng ta chưa hiểu được hết nhưng những gì sử ghi lại thì thấy cụ có công như công thần đại khai quốc gắn với triều Đinh - Tiền Lê và nhất là nhà Lý”.

Ông Quốc đề nghị: “Sự nghiệp của cụ đang ngày một sáng tỏ về vị trí của cụ với thủ đô. Sau này sẽ có đề nghị từ các tổ chức liên quan để tên tuổi của cụ không chỉ đặt cho đường phố mà cho cả các thiết chế cộng đồng”.

TS Nguyễn Việt cho biết: “Có lẽ mọi người sẽ tìm một con đường quanh Hoàng thành đây vì nó gắn với 40 năm Lưu Cơ có công lớn đã tạo ra một tòa thành Đại La cho Thăng Long. Không có tòa thành đó thì định đô Thăng Long cũng sẽ chậm hơn. Việc thờ phụng trong Hoàng thành, ngài cũng sẽ có vị trí xứng đáng với đóng góp cho Thăng Long”.

GS-TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, cho rằng Thái sư Lưu Cơ rất xứng đáng được tôn vinh trên địa bàn thủ đô Hà Nội qua nhiều hình thức. Có thể dựng tượng đài Lưu Cơ tại khuôn viên Khu di sản HTTL, đưa vào nội dung thuyết trình về quá trình xây dựng Kinh đô Thăng Long trên trang của di sản này. Cũng có thể đặt tên ông cho đường phố và trường học tại Hà Nội.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap